Tháng Giêng có nhiều điều kiêng kỵ, nhưng có thật không nên động thổ, làm nhà tháng Giêng hay không? Hãy cùng Lịch ngày tốt tìm hiểu vấn đề này nhé.
Tại sao không nên động thổ, làm nhà tháng Giêng?
“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”, đây là 3 việc lớn trong đời người. Từ xưa tới nay, căn nhà luôn là tâm huyết cả đời, là nơi mà người ta bỏ nhiều công sức vào đó nhất.
Nhiều người cho rằng nếu động thổ hay làm nhà vào tháng Giêng là phạm phải cấm kỵ. Đầu năm đã động thổ, đập phá làm nhà thì dễ bị thần linh quở trách, khiến cho năm mới không được an lành, xui xẻo đeo bám. Suy nghĩ như vậy nên thường người ta sẽ chọn làm nhà vào thời điểm giữa năm hoặc cuối năm.
Thêm nữa, tháng Giêng rơi vào
, ở miền Bắc hay miền Trung, đây là thời điểm thời tiết khá lạnh và ẩm ướt, thường xuyên có mưa phùn. Thời tiết khắc nghiệt khiến cho việc làm móng, xây nền hay các công tác xây dựng khác không được suôn sẻ, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thi công công trình.
Tháng Giêng còn là tháng ăn chơi, là thời điểm mà không khí Tết vẫn còn nồng đậm. Nhiều lễ hội, hội làng được tổ chức vào tháng đầu tiên trong năm mới và thu hút không ít người tham gia. Đọc ngay
Bản thân chủ nhà và thợ xây dựng thời điểm tháng Giêng có lẽ đều không mấy rảnh rỗi để tập trung chuyên tâm vào chuyện làm nhà, có thể vì thế mà gây ra sai sót không đáng có, ảnh hưởng đến chất lượng ngôi nhà.
Thợ xây dựng phần lớn là những người dân quê, họ đi xa tứ xứ làm ăn, nhiều khi chỉ đến Tết mới có thời gian để về nhà, thường có tâm lý muốn nán lại ăn Tết, chơi Tết với gia đình lâu hơn 1 chút rồi mới quay trở lại bắt tay vào công việc sau tháng Giêng.
Từ nhiều lý do như trên mà người ta quan niệm rằng động thổ, làm nhà tháng Giêng là không tốt, không phải việc nên làm. Nhưng có thật là làm nhà tháng Giêng sẽ khiến gia chủ dễ gặp phải xui xẻo, vận hạn trong suốt cả năm không?
Động thổ, làm nhà tháng Giêng thực sự có gây hại cho gia chủ hay không?
Dân Việt Nam có tín ngưỡng riêng, cũng luôn quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Tháng Giêng có nhiều việc kiêng kỵ, trong đó có điều kiêng kỵ là tránh đổ vỡ, đập phá những ngày đầu năm mới, bởi những việc đó có thể gây “mất dông cả năm”, tức mang lại điềm xấu cho suốt 1 năm sau đó.
Tuy nhiên, xét về tính chất thực tế thì việc xây nhà, sửa nhà đều mang tính tái sinh, bỏ cái cũ đi và thay bằng cái mới tốt hơn, đẹp hơn nên đây lại là điều tốt chứ không phải điều xấu, không hề phạm kỵ.
Theo
, khi làm nhà chỉ cần
, xem ngày giờ khởi công mà thôi. Trước giờ chưa có tài liệu phong thủy nào có ghi chép về việc kiêng kỵ khởi công làm nhà đầu năm.
Có lẽ, việc kiêng kỵ xây sửa, làm nhà tháng Giêng là bắt nguồn từ nếp nghĩ xưa của người dân, lâu dần trở thành thói quen, được cho là 1 điều cấm kỵ cũng vì “trước giờ không ai làm thế”.
Trên thực tế, thời đại ngày nay mọi thứ đã thay đổi, việc động thổ làm nhà vào bất cứ thời điểm nào trong năm cũng đều có thể. Người nào tín tâm thì xem ngày động thổ, xem tuổi làm nhà, thấy hợp là được. Còn ai không duy tâm thì tùy thuộc vào điều kiện của bản thân và gia đình mà tiến hành việc xây dựng.
Đến giờ các công ty xây dựng có yêu cầu riêng về ngày làm việc, thường từ rằm tháng Giêng là mọi công trình đều đã bắt đầu làm việc. Có chăng chỉ có các nhà thầu và đơn vị thi công nhỏ lẻ, mang tính chất tư nhân quy mô hẹp thì mới tiếp tục thói quen kiêng làm nhà vào tháng Giêng mà thôi.
Căn nhà không chỉ là nơi trú nắng trú mưa mà còn là công sức cả đời người, là nơi xây tổ ấm của gia chủ, chính vì thế cần phải nhớ, để việc làm nhà được thuận lợi suôn sẻ thì việc cần làm là xem tuổi gia chủ chứ không phải xem thời điểm khởi công có phải tháng Giêng không.
Với 1 số trường hợp không nên khởi công làm nhà tháng Giêng thì có thể do đó là tháng không hợp tuổi gia chủ, ngày khởi công không thuận… chớ nên nhìn nhận phiến diện mà hiểu sai.
Những điều nên lưu ý khi xem tuổi làm nhà
Có thể nhiều người vẫn còn thắc mắc, xem tuổi xây nhà là xem tuổi của ai? Từ xa xưa các cụ ta đã đúc kết vấn đề này qua câu nói: “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Có nghĩa là, việc làm nhà sẽ được quyết định bởi tuổi của nam chủ nhà.
Theo quan niệm dân gian, nhà ở là dương trạch, dương vượng. Đàn ông cũng được coi là mang tính dương, xem tuổi đàn ông khi làm nhà là để âm dương không bị xung khắc.
Người ta sẽ dựa vào tuổi của người đàn ông là trụ cột trong nhà để xem năm đó, tháng đó làm nhà có gặp hạn gì không. Nếu gia đình không có đàn ông thì có thể xem tuổi của con trai trưởng trong nhà hoặc xem tuổi của người phụ nữ có vai trò trụ cột, gánh vác gia đình. Đọc ngay
Người ta cho rằng nếu phạm phải hạn Tam tai, Hoang ốc hay Kim lâu thì đều không thích hợp để khởi công xây dựng, làm nhà dựng cửa trong năm đó. Trong trường hợp gia chủ không hợp tuổi làm nhà năm đó thì có thể mượn tuổi làm nhà.
Người được mượn tuổi nên là nam giới và hơn tuổi gia chủ. Không chỉ xét về tuổi, người được mượn tuổi này còn phải là người có đời sống tình cảm hạnh phúc, đời sống vật chất sung túc, lại có tính tình thoải mái, phóng khoáng nữa.
Nếu 1 người đã cho người khác mượn tuổi làm nhà trong 1 khoảng thời gian mà căn nhà đó chưa làm xong thì không được cho người khác mượn tuổi nữa. Nói cách khác, mỗi 1 thời điểm chỉ có thể cho 1 người mượn tuổi làm nhà mà thôi.
Để tiến hành mượn tuổi làm nhà, gia chủ cần thực hiện các thủ tục bán nhà tượng trưng, sau đó người cho mượn tuổi sẽ thay gia chủ đứng ra làm lễ động thổ, khởi công xây dựng. Trong khoảng thời gian làm lễ, gia chủ thực sự và người thân không nên có mặt là hơn.
Người được mượn tuổi sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc hương khói, làm lễ trong thời gian làm nhà. Chỉ khi hoàn thành lễ nhập trạch, tạ nhà mới thì người này mới làm lễ bàn giao lại nhà. Cũng giống như lúc ban đầu có lễ bán nhà thì khi này, gia chủ cũng cần làm lễ mua lại nhà với giá cả tượng trưng, song nên lấy giá cao hơn lúc bán ban đầu. Đừng quên
Còn nhiều vấn đề cần phải lưu ý trong việc làm nhà chứ không chỉ riêng vấn đề có nên xây sửa, làm nhà trong tháng Giêng hay không. Gia chủ cần cân nhắc, xem xét vấn đề 1 cách kĩ lưỡng trước khi quyết định để tránh phạm phải sai lầm.
Thiên Thiên